Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

Phiên chợ tỏi 4 giờ sáng trên đảo Lý Sơn

Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) có phiên chợ đặc biệt, duy nhất chỉ có ở Việt Nam, đó là phiên chợ hành, tỏi. Và dĩ nhiên ở đây chỉ bán một mặt hàng duy nhất là hành và tỏi. Từ nhiều chục năm nay, dù nắng hay mưa, cứ 3-4h sáng thì hàng trăm người dân huyện đảo lại đều đặn đến chợ mua bán hành tỏi.

< 4h sáng, chợ tỏi Lý Sơn (Quảng Ngãi) tất bật cảnh mua bán.

Chợ không chỉ thuần túy là nơi buôn bán, gặp gỡ, giao lưu tình cảm của phụ nữ miền biển, phiên chợ hành, tỏi ở Lý Sơn còn là nét đẹp văn hóa của cư dân vùng biển Đảo Lý Sơn. Không ai biết phiên chợ hành, tỏi có chính xác từ khi nào. Chỉ biết rằng, nhiều gia đình, các tộc họ trên đảo có cuộc sống ổn định, cho con cháu ăn học và thương hiệu hành, tỏi nơi đây bay xa cũng từ phiên chợ này.

< Hàng trăm phụ nữ đi xe máy chở hành, tỏi đến chợ. Xuất phát từ nhu cầu thương lái thu mua để kịp đưa loại nông sản ở đảo này lên chuyến tàu sớm đưa vào đất liền tiêu thụ nên chợ tỏi phải họp 4h-7h sáng.
Dulichgo
Phiên chợ hành, tỏi nằm ở thôn Đông xã An Vĩnh, phiên chợ đặc biệt này diễn ra từ 4h đến 6h sáng. Vì sao chợ lại họp từ 4h sáng? Người dân đất đảo cho biết, họp chợ sớm để thương buôn thu mua hành, tỏi kịp chuyến lên tàu sớm đưa hàng vào đất liền đi khắp đất nước.

< Người dân xếp bao tải chứa đầy tỏi dựng thành dãy dài để thuận lợi cho thương lái thoải mái chọn lựa, trả giá. Tỏi Lý Sơn có hương vị thơm, cay đặc trưng khó lẫn so với tỏi trồng ở các địa phương khác. Cuối tháng 3/2009, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ) đã công nhận nhãn hiệu hàng hóa tập thể đối với sản phẩm hành, tỏi Lý Sơn.

< Theo người dân địa phương, phiên chợ này hình thành khoảng 30 năm trước. Trung bình mỗi ngày họ bán cho thương lái ít nhất 3 tấn tỏi đưa đi tiêu thụ khắp nơi trong cả nước.

Họp chợ là những nông dân trồng hành, tỏi mang đi bán cho các thương buôn từ đất liền ra. Chợ họp sớm từ khi mặt trời chưa nhô, không có ánh sáng, những chiếc đèn pin hay đèn xe máy lập lòe trong đêm cùng tiếng nói, đùa lúc dọn hàng của nhà nông đất tỏi làm phiên chợ trong đêm tối trở nên vui như hội.

< Người dân đội cân, cầm đèn pin đến phiên chợ giữa màn đêm.

< Huyện đảo Lý Sơn trồng 300 ha tỏi, mỗi năm sản lượng khoảng 1.800 tấn tỏi khô. Đặc sản tỏi địa phương trên thị trường giá cả luôn biến động bất thường: dịp cận Tết lên đến gần 100.000 đồng/ký, song ngày thường chỉ ở mức 45.000-50.000 đồng/kg.
Dulichgo
< Người bán dùng đèn sạc điện thắp sáng để thương lái chọn lựa mua "tỏi cô đơn" vừa mới được thu hoạch sau Tết. Loại tỏi một tép đặc biệt này có thời điểm dân nơi đây bán đến 1 triệu đồng mỗi kg.

Có mặt từ 4h sáng, bà Nguyễn Thị Dư (ở xã An Vĩnh) bộc bạch, gần 30 năm là thời gian bà bám chợ để mưu sinh. Đến chợ, ngoài bán hành, tỏi cho thương buôn, bà còn kiêm luôn việc đóng bao thuê. Nhờ gắn bó phiên chợ này, bà Dư đã chia sẻ gánh nặng cùng chồng hàng ngày bám biển khơi xa và nuôi con ăn học.

< Chị Nguyễn Thị Thủy (ngụ xã An Vĩnh) - thương lái thu mua hành, tỏi ngậm đèn pin đếm tiền trả cho người bán tỏi trong màn đêm. "Mỗi ngày tôi phải thức dậy từ 4h sáng đến chợ thu mua vài tạ đưa lên tàu chuyển vào đất liền bán lại cho tiểu thương các chợ lẻ. Nghề này lấy công làm lời, thường xuyên dậy sớm cơ cực nhưng bù lại mỗi phiên chợ tôi thu lãi 500.000-1 triệu đồng, trang trải thoải mái cuộc sống gia đình", chị Thủy nói.

Khi 23 tuổi, bà Dư đã theo mẹ ra chợ để bán hành, tỏi của gia đình cho thương buôn. Lúc ấy, chợ không nhộn nhịp như bây giờ, số lượng hành, tỏi chuyển về đây cũng không nhiều. Khi được công nhận thương hiệu và Lý Sơn có điện lưới quốc gia thì phiên chợ đặc biệt này luôn nhộn nhịp. Dù nắng hay mưa, phiên chợ vẫn diễn ra như một nét đẹp truyền thống của người dân đảo.

< Phiên chợ tỏi không chỉ thuần túy là nơi buôn bán tạo thu nhập ổn định cho nhiều gia đình, mà còn là nơi giao lưu tình cảm của phụ nữ miền biển, thể hiện nét đẹp văn hóa đặc trưng của cư dân đảo Lý Sơn.

< Khác với nhiều địa phương, việc thu phí ở mỗi phiên chợ này được quy ra sản phẩm tỏi. Bà Hoa- người phụ trách thu phí chợ Lý Sơn cho hay, tùy theo giá cả thị trường, mỗi ngày chợ thu của người dân, thương lái đến đây mua, bán từ 10 kg đến 15 kg tỏi. Số sản phẩm này sẽ được bán lấy tiền để gom góp chi phí cho công nhân vệ sinh môi trường sau mỗi phiên chợ.
Dulichgo
Đến với phiên chợ hành, tỏi ngày nay còn có nhiều khách du lịch. Tới đây, du khách không chỉ mua hành, tỏi chính hiệu mà còn được tìm hiểu nét văn hóa đặc sắc về cây hành, cây tỏi của người dân đảo. Chợ hành, tỏi thật sự đã mang đến những trải nghiệm riêng biệt cho du khách.

< Kết thúc phiên chợ, tỏi được đóng bao cẩn thận, chuyển đến bến cảng Lý Sơn đưa vào đất liền tiêu thụ.

“5h sáng chúng tôi đã có mặt ở phiên chợ đặc biệt này để tìm mua hành, tỏi của bà con vừa thu hoạch. Bởi hành, tỏi nơi đây rất đảm bảo về chất lượng. Chúng tôi không ngờ, để tạo nên củ hành, củ tỏi có mùi thơm đặc trưng thế này, bà con nông dân phải mất nhiều công sức đến thế, thiết nghĩ chỉ có cư dân đảo Lý Sơn mới cần cù như vậy”, du khách Trương Đình Tùng (đến từ Hà Nội) nói.

< Phiên chợ tỏi giữa màn sương buổi sớm tạo bức tranh sống động, toát lên vẻ đẹp chân quê truyền thống, mang lại trải nghiệm thú vị cho du khách khi đến với đảo Lý Sơn.

< Không chỉ bán tỏi khô, người dân đảo Lý Sơn còn bày bán " tỏi ngồng non" cho du khách mang về đất liền chế biến thành món ăn. Mỗi bó tỏi ngồng non này có giá 20.000-25.000 đồng.

Nhịp sống đất đảo luôn gắn với phiên chợ đặc biệt này. Vì thế, thương hiệu hành, tỏi nơi đây ngày càng vươn xa. Bà Ngô Thị Liêm (ở xã An Vĩnh, người 30 năm có mặt ở phiên chợ đặc biệt này) cho hay, lúc đầu bà cũng như nhiều nông dân khác, đến chợ để bán hành, tỏi cho thương buôn, lâu dần bà chuyển sang thu mua hành, tỏi chuyển đi tiêu thụ đi khắp cả nước.

< Mùa cao điểm thu hoạch tỏi ở đảo Lý Sơn thường bắt đầu sau dịp tết Nguyên đán, đây cũng là thời điểm mua bán sôi động nhất ở huyện đảo này.
Dulichgo
Thương hiệu hành, tỏi Lý Sơn giờ vươn xa không thể không nhắc đến vai trò của phiên chợ đặc biệt này. Có thể nói, đây là phiên chợ truyền thống của cư dân đảo. Mỗi ngày, từ đây, hàng chục tấn hành, tỏi được đóng bao, vượt biển vào đất liền và được chuyển đi tiêu thụ khắp trong và ngoài nước.

Hành, tỏi Lý Sơn nay không chỉ có mặt trên các hệ thống siêu thị khắp cả nước mà còn vươn ra quốc tế trở nên một sản phẩm du lịch đặc trưng có một không hai của huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.

Theo LysonExplorer, ảnh Zing New
Du lịch, GO!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét